1. Phẫu thuật mũi là gì?
Phẫu thuật mũi hay được gọi là chỉnh hình mũi. Đây là hình thức giúp thay đổi hình dáng mũi trở nên hoàn thiện hơn hoặc cải thiện vấn đề sức khỏe bản thân.
Phẫu thuật mũi có thể được thực hiện vì lý do y tế để sửa chữa các vấn đề hô hấp liên quan đến mũi. Chỉnh hình mũi cũng có thể sửa chữa biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh .
Phẫu thuật mũi cũng được nhiều người lựa chọn vì lý do thẩm mỹ, muốn thay đổi hình dạng và diện mạo của mũi.
Mũi có cấu trúc phần trên là xương, phần dưới là sụn. Trong phẫu thuật mũi, bạn có thể thay đổi xương, sụn, da hoặc cả ba.
Trước khi phẫu thuật mũi, bạn cần trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về những mong muốn của bản thân. Sau đó, khi lên kế hoạch chỉnh hình mũi, bác sĩ phẫu thuật sẽ xem xét các đặc điểm trên khuôn mặt bạn để có thể đảm bảo kết quả tốt nhất.
2. Những rủi ro khi phẫu thuật
Trong bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có những rủi ro xảy ra như:
-
Chảy máu
-
Nhiễm trùng
-
Sốc phản vệ trong gây tê và gây mê
Một vài rủi ro khác cũng thường gặp như:
-
Khó thở
-
Mũi mất cảm giác
-
Mũi bị lệch, không đều
-
Đau, bị sưng bầm tím kéo dài
-
Sẹo
-
Thủng vách ngăn
-
Phẫu thuật bị hỏng, cần phẫu thuật lại
Do đó, trước khi phẫu thuật, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về các hình thức rủi ro và cách xử lý những rủi ro có khả năng xảy ra.
3. Quy trình phẫu thuật mũi
Nắm rõ quy trình trong phẫu thuật mũi sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần tốt hơn, và không bị bỡ ngỡ khi phẫu thuật diễn ra. Thông thường một ca chỉnh hình mũi thường có các bước như sau:
Bước 1 - Gây mê/gây tê
Trong quá trình chỉnh sửa mũi, thuốc gây mê/gây tê là thứ không thiếu và được trang bị đầy đủ. Khi phẫu thuật mũi, bạn thường có hai lựa chọn là gây tê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ đề nghị, gợi ý giúp bạn lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Bước 2 - Tiến hành phẫu thuật mũi
Trong bất kỳ kiểu chỉnh sửa mũi nào, dù là nâng mũi S line, hay nâng mũi Hàn Quốc… thì đều được thực hiện trong một quy trình khép kín, trong đó các vết mổ được giấu bên trong mũi. Hoặc cũng có thể được thực hiện bằng một quy trình mở, trong đó một vết mổ được thực hiện trên trụ mũi, dải mô hẹp ngăn cách lỗ mũi.
Vùng da bao phủ xương mũi và sụn được nâng lên, để định hình lại cấu trúc mũi thông qua các vết mổ này.
Đường rạch mở rộng trên trụ mũi
Bước 3 - Định hình lại cấu trúc mũi
Tùy hình dáng mũi của bạn mà phương pháp thực hiện sẽ khác nhau. Nếu sở hữu chiếc mũi to, rộng, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần sụn xương bướm hoặc dùng chỉ phẫu thuật để thu gọn phần xương này.
Đôi khi cũng có thể bạn cần bổ sung thêm các mảnh ghép sụn. Có hai loại sụn trong phẫu thuật là sụn nhân tạo và sụn tự thân. Sụn nhân tạo thường được làm bằng silicone còn sụn tự thân lấy từ phần tai hoặc sườn trên chính cơ thể của bạn.
Bước 4 - Sửa vách ngăn lệch
Nếu vách ngăn mũi của bạn bị lệch sẽ khiến chiếc mũi của bạn không đều và gây ra khó thở. Quá trình phẫu thuật mũi sẽ nắn lại vách ngăn lệch và cải thiện nhịp thở.
Bước 5 - Đóng vết mổ
Sau khi tiến hành xong các bước trên, bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu lại vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ
Nếu hình dạng của mũi sau khi phẫu thuật đạt được hình dạng kết quả như mong muốn, thì bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ.
Bước 6 - Chờ đợi kết quả
Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ dùng nẹp và băng gạt để cố định lại mũi trong một vài ngày. Sau khi mũi lành và cố định hẳn bạn sẽ nhận được kết quả như mong muốn.
Kết quả sau khi phẫu thuật mũi
4. Lưu ý sau khi phẫu thuật mũi
4.1. Lưu ý đến chế độ ăn uống
A. Những thực phẩm cần kiêng kị sau khi phẫu thuật mũi
Sau khi phẫu thuật mũi bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý và tránh những thức ăn gây ảnh hưởng đến mũi đã được phẫu thuật bao gồm các đồ ăn như:
- Hải sản: Bạn cần kiêng ăn hải sản trong 2 tuần sau khi thực hiện phẫu thuật. Bởi đây là thực phẩm gây ngứa và dị ứng ở nhiều người.
- Thịt gà và thịt bò (hay các loại thịt đỏ): Đây là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên sau khi nâng mũi, nếu bạn ăn thịt gà thì sẽ khiến tốc độ phục hồi vết thương trở nên lây hơn. Còn thịt bò sẽ khiến vết thương bị sậm màu.
- Đồ nếp: Đồ nếp có tính nóng cao sẽ khiến vết thương lâu lành. Trong trường hợp vết thương sưng lâu hơn sẽ dễ gây bị viêm, nhiễm.
- Các đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm có tính kích thích như: Hành, tỏi, cà phê, thuốc lá… cũng là những thứ bạn cần kiêng.
Những thực phẩm này bạn nên kiêng trong khoảng 2 tuần - 1 tháng để đảm bảo vết thương nhanh lành và không sưng tấy.
B. Những thực phẩm cần bổ sung sau khi phẫu thuật mũi
Ngoài những thực phẩm bạn phải kiêng sau khi thực hiện phẫu thuật mũi thì bạn cũng cần bổ sung những thực phẩm tốt cho vết thương bao gồm:
- Thực phẩm giàu calo và protein như trứng, sữa, phomai, sữa đậu...
- Thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, rau diếp, ớt chuông, xoài, đu đủ, sữa tươi, cà chua...
- Bổ sung đầy đủ nước (ít nhất 2 lít) cho cơ thể.
4.2. Lưu ý đến chế độ sinh hoạt sau nâng mũi
Hạn chế gây tác động trực tiếp đến mũi và tránh những hoạt động mạnh sau khi nâng mũi là điều rất quan trọng. Vì vậy sau khi nâng mũi, bạn cần nhớ:
- Trong 1 tháng đầu bạn cần kiêng những hoạt động mang tính va chạm mạnh, sẽ gây tổn thương đến mũi như quan hệ tình dục.
- Kiêng đeo kính trong 1 tháng đầu bạn có thể dùng lens
- Kiêng nằm nghiêng trong 10 ngày đầu sau khi nâng mũi.
- Kiêng trang điểm sau 2 - 4 tuần khi nâng mũi. Bởi việc sờ tay, động chạm vào mũi sẽ khiến mũi có khả năng bị méo. Hơn hết để đảm bảo bạn không bị kích ứng với mỹ phẩm. Tránh bị nhiễm trùng mũi.
- Không tẩy trang, rửa mặt với sữa rửa mặt sau 1 tháng khi nâng mũi. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bông thấm nước rửa bằng muối sinh lí nhẹ nhàng lau mặt và vùng mũi.
4.3. Lưu ý cách chăm sóc sau phẫu thuật mũi
- Sau khi chỉnh hình mũi khoảng 2 - 3 ngày bạn sẽ thấy mũi có hiện tượng bị đau, sưng. Trong trường hợp này bạn nên dùng đá chườm và thuốc Long huyết P/H ngay sau phẫu thuật để giảm triệu chứng bị sưng.
- Thực hiện đúng với lời dặn dò của bác sĩ.
- Uống thuốc đúng giờ và đầy đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự tiện uống thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
- Tái khám đúng hẹn. Thông thường bạn sẽ cần đến cắt chỉ sau 5-7 ngày, theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Vết bầm tím xuất hiện sau khi nâng mũi, là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên nếu bạn thực hiện đúng theo chỉ dẫn, thì các vết bầm tím này sẽ nhanh chóng biến mất sau 2 ngày. Hơn hết nếu hiện tượng bầm tím kéo dài cùng tình trạng đau nhức ở mũi, thì bạn cần đi tham khám ngay với bác sĩ.
- Tránh làm việc dưới ánh mặt trời, các tia tử ngoại đến từ ánh nắng sẽ khiến mũi bạn bị thâm.
Trên đây là những điều cần biết khi phẫu thuật mũi. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.