3.2. Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Để giảm thiểu tình trạng viêm sưng và phù nề, bầm tím phần mũi đã nâng, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm cho bạn uống trong thời gian từ 5 - 7 ngày. Việc bạn cần làm uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không được bỏ liều khi chưa có yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tái khám và cắt chỉ theo đúng lịch hẹn.

3.3. Thực hiện chế độ kiêng cữ trong ăn uống

Với những thực phẩm làm cho tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng và khiến cho tình trạng viêm sưng kéo dài thì bạn nên hạn chế sử dụng như: Đồ nếp, thịt gà, những đồ ăn cay nóng và có tính kích thích…

Bên cạnh đó, để tránh sẹo lồi và da không đều màu bạn nên không nên sử dụng các thực phẩm trong thời gian kiêng như: rau muống, hải sản, trứng, thịt bò hay các loại nước uống có cồn, gas…

Nên bổ sung nhiều sữa đậu nành và sữa tươi, đồng thời uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước và giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau thẩm mỹ. Thông thường, phải mất 6 tháng sau phẫu thuật, mũi mới vào form chuẩn, đẹp. Để đẩy nhanh quá trình này, nhiều bác sĩ cũng kê đơn chứa thuốc Long huyết P/H để vết thương mau lành, hết bầm tím, giúp mũi nhanh về form chuẩn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh hoạt động mạnh và làm việc nặng, không nên trang điểm, đeo kính hay sờ nắn vùng mũi, nên nằm thẳng khi ngủ, tránh nằm nghiêng, nằm xấp, ngay cả việc ngoáy mũi và hắt xì…cũng cần phải chú ý.

Qua việc tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể biết được rằng việc thời gian sưng sau nâng mũi sẽ được rút ngắn đến mức tối đa và kết quả mang lại sẽ thành công mỹ mãn nếu bạn biết được nguyên nhân. Đồng thời từ đó tìm ra cách xử lý hiệu quả để có thể mang lại cho mình một gương mặt thanh tú với dáng mũi như ý.